Miền Bắc Tục thờ rắn ở Việt Nam theo tỉnh thành

Tuyên Quang

Tại Đền Cấm ở thuộc xóm 16, xã Tràng Đà, Tuyên Quang có hiện tượng thờ một con rắn sọc khoanh vì tin loài rắn linh thiêng, nên dân trong vùng lập đền thờ rắn và kính cẩn gọi rắn là "ngựa ngài", "thần xà". Tượng rắn ở hòn nòn bộ ngay trước đền với con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, bành mang với vẩy tua tủa sau đầu, mắt mở thao láo nhìn xuống phía chân núi. Con rắn bằng bê tông ấy được đắp giống hệt rắn thật, chui từ trong hõm núi ra, thân quấn quanh mấy khối đá, rồi dựng đầu lên.

Nhiều người nhìn thấy "ông rắn" ấy, thì chắp tay, khom người, cúi đầu vái lia lịa, để cầu khẩn rồi khói hương nghi ngút dưới chân rắn. Chuyện "ngài" xuất hiện ở đền Cấm, nhiều người được chứng kiến trực tiếp. Người dân ở đây bảo rằng, không chỉ "báo oán" những khách vãng lai qua đền xúc phạm "rắn thần", mà ngay cả những người trong xóm 16, thuộc xã Tràng Đà cũng không ít lần mạo phạm bị "thần rắn" hành cho khổ sở. Còn rất nhiều những lời đồn rợn người liên quan đến loài rắn ở núi Cấm này.

Lời đồn kinh dị nhất là cái chết của người đã tóm được con rắn lạ có đầu đỏ, đuôi đỏ ở núi Cấm, liền cho vào bao xách ra chợ bán, con rắn ông chuyển màu đỏ lòm như máu từ đầu đến đuôi, đôi mắt như hòn than tóe lửa và cái mào mọc lên đỏ lòm như mào gà chọi. Mọi người đều tin con rắn đã hóa "thần xà". Chuyện khác về một người đã bắt mọt con rắn lạ ở đền Cấm, to bằng cổ tay, treo lên dây thép phơi quần áo ở ngoài sân, để hôm sau làm thịt mời bạn bè trong xóm đến nhậu, khi mở túi vải, thì điều kinh dị: Con rắn không thấy đâu, mà chỉ có con lươn đen sì, to bằng cổ tay[1].

Ngôi đền Cấm thờ rắn ở xã Tràng Đà, Tuyên Quang, có vô số lời đồn kinh dị liên quan đến loài rắn lạ. Vì là đền thờ rắn, nên tượng rắn khổng lồ được trang trí khắp nơi. Cùng với tượng rắn ở "hòn giả sơn" trước đền, thì những tượng rắn trong chánh điện cũng thực sự kiến những người đến đền lần đầu phải dựng tóc gáy. Trên xà chánh điện, có tới bốn con rắn khâu bằng vải, màu xanh đỏ lòe loẹt, bạnh mang, có mào đỏ chót, há miệng nhe nanh nhìn xuống trông phát khiếp. Hai cặp rắn trong đền được mô phỏng là loài hổ mang, có mào, chứ không phải rắn đỏ ở đền.

Từ khi xuất hiện ngôi miếu nhỏ, thì rắn ở khắp nơi tìm về quả núi này. Rất nhiều loài rắn mò về ngôi miếu trú ngụ, gồm hổ mang bành, hổ chúa, hổ đất rồi những loài rắn lạ như rắn đỏ, rắn trắng, rắn sọc, rắn xanh, rồi rắn có mào đỏ chót như mào gà. Từ loài rắn nhỏ, chỉ to bằng cái đũa, đến những con rắn to bằng cái phích ngổm ngổm bò dưới đất, vắt vẻo treo trên cây đều xuất hiện ở núi Cấm, phổ biến nhất ở núi Cấm là rắn có đầu, đuôi và sống lưng màu đỏ và loài rắn có thân hình trong suốt, nhìn rõ xương sống nhưng không phải là loài trăn đá đúng là có đầu, đuôi đỏ, chuyên ăn chuột, nhưng loài rắn đầu đỏ ở đây lại không ăn chuột bao giờ và có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn với trăn đá, đặc biệt là cái mõm không giống nhau[2]

Nhìn chung, ngươi dân xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang đã phong một loài rắn lạ thường xuyên xuất hiện tại địa phương là "rắn thần". Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định đây chỉ là một loài rắn nước vô hại có tên là rắn sọc khoanh. Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, hay xuất hiện quanh đền Cấm. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là "ngựa ngài", chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị mà không một ai có thể kiểm chứng.

Điều này khiến chẳng ai dám "mạo phạm" vào loài "rắn thần". Tuy nhiên, danh tính thật sự của "rắn thần" đã được công bố, nó chỉ là một loài rắn nước vô hại có tên là rắn sọc khoanh, sinh sống tại nhiều địa phương trải dài từ miền núi phía Bắc cho đến khu vực Bắc Trung Bộ. Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như trăn lèn, trăn đá, trăn lạt. tùy theo từng địa phương. Trái ngược với những tin đồn đáng sợ, "rắn thần" thực sự là một loài rắn không có nọc độc và rất hiền lành đối với con người. Việc "thần thánh hóa" rắn sọc khoanh dường như lại là điều tích cực, vì nó bảo vệ cho loài rắn này không bị con người xâm hại[3].

Lạng Sơn

Tục thờ rắn và tín ngưỡng thờ thần sông của người Xứ Lạng thì rắn là vật linh được thờ với ý nghĩa là biểu tượng của vị thần sông nước. Thần sông được thờ dưới nhiều hình thức khác nhau như thờ cá chép, rồng, rắn, giao long, thuồng luồng nhưng phổ biến nhất vẫn là thờ rắn và người Việt cổ xem rắn như là vật tổ của mình. Đối với Lạng Sơn, tục thờ rắn và tín ngưỡng thờ thần Sông có ở cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống dọc theo các con sông lớn: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang. Ở đây, vật linh được thờ đều là rắn.

Đây là loại hình tín ngưỡng rất tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của người Xứ Lạng thể hiện qua các truyền thuyết, di tích và lễ hội liên quan đến tục thờ rắn, ở các địa phương có sông lớn chảy qua, nơi nào cũng có một vài truyền thuyết, di tích, lễ hội nổi tiếng liên quan đến tục thờ rắn: thành phố Lạng Sơnđền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông (đền Bạch Đế), ở huyện Lộc Bình có di tích đình Vằng Khắc (đền Khác Uyên), thần tích xã Vân Mộng, huyện Bình Gia, Tràng Định có lễ hội "phài lừa" Văn Mịch, Nà Lình; huyện Cao Lộc có gia phả họ Đinh ở bản Mòng. Đền Kỳ Cùng Tỉnh Lạng Sơn có một số di tích thờ rắn.

Đền Kỳ Cùng, đền Khác Uyên (đình Vằng Khắc), đền Bạch Đế (đền Cửa Đông), nội dung thờ tự tại di tích thường được chép là thờ thủy thần, hoặc thờ giao long. Sách Sại Nam nhất thống chí chép về đền Kỳ Cùng như sau: ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng có con giao long thành thần đào hang ở đây, đền rất thiêng. Đền Khác Uyên cũng được nhắc đến tương tự như vậy. Riêng đền Bạch Đế thì được chép là thờ Thủy thần đền Bạch Đế ở phía đông tỉnh thành, thuộc địa phận xã Mai Pha, Châu Ôn, thờ thủy thần.

Trong truyền thuyết, thần tích về các di tích này thì đây đều là những di tích thờ rắn với tư cách là vị thần sông nước. Liên quan đến tục thờ rắn có rất nhiều truyền thuyết, dị bản về nguồn gốc các di tích và lễ hội, nội dung của các truyền thuyết khá thống nhất với môtíp truyện ông Dài, ông Cụt là người dân vùng ven sông đi đánh cá vớt được một quả trứng lạ, cứ vứt xuống sông lại vớt được đúng quả trứng đó. Đến lần thứ ba thì họ đem về nhà cho gà ấp hoặc ủ trong thúng trấu, trứng nở ra rắn, rắn sống với người và được nuôi dưỡng, chăm sóc như con, trong nhiều tình huống khác nhau (theo người đi kiếm ăn, bị nghi kỵ là ác thú vì hình dáng khác thường), rắn bị chém cụt đuôi nên có tên là Cộc, Cụt.

Sau đó rắn trở thành vị thần cai quản khúc sông và được nhân dân lập đền, miếu thờ. Mang ơn người nuôi dưỡng, mỗi khi nước lên cao, rắn lại hiện lên cứu giúp theo tiếng gọi của dân làng. Rắn trở thành vị thần bảo hộ cho xóm làng, được thờ cúng như vị thành hoàng của làng. Hằng năm dân làng mở hội tế lễ, cầu cúng, tổ chức đua thuyền, đua bè mảng. Tuy nhiên, các truyền thuyết này cũng mang đậm màu sắc địa phương với nhiều tình tiết khác nhau. Trong đó hình ảnh con sông Kỳ Cùng, cuộc sống của cư dân miền sông nước Xứ Lạng với những phong tục tập quán đặc thù hiện lên rất rõ nét.

Rắn là vị thần sông thường được nhân dân Lạng Sơn thờ cúng trong các ngôi đền, miếu được dựng lên ở nơi có địa thế đẹp, phong cảnh hữu tình sát bờ sông, thường có mặt hướng ra sông. Cũng như nhiều nơi, tục thờ rắn, thờ thần sông luôn gắn liền với hội đua thuyền, bơi chải, hội rước nước. Ở Lạng Sơn, tính địa phương của lễ hội thể hiện ở lễ hội đua bè mảng, thường được gọi theo tiếng Tày "phài lừa". Đây là loại hình lễ hội rất đặc sắc của người Lạng Sơn. Trong các lễ hội này, tín ngưỡng thờ rắn thể hiện rõ nét nhất là ở nghi thức cúng lễ hoặc trò diễn dân gian. Hội đình Vằng Khắc có nghi thức bơi thuyền là trò diễn tái hiện (tưởng nhớ) cảnh rắn thần đánh nhau với thủy quái để cứu giúp dân làng.

Thông qua hình ảnh lực lượng đua thuyền, trò lật thuyền giữa sông, trò chơi có ý nghĩa biểu dương sức mạnh vô song, oai hùng của thần rắn, diễn tả cuộc chiến cam go quyết liệt của rắn thần để diệt trừ thủy quái, đem lại sự bình an cho sông nước, cho dân làng. Có thể thấy, tục thờ rắn gắn với tín ngưỡng thờ thần sông của Lạng Sơn vừa mang những nét chung của tín ngưỡng thờ thủy thần của Việt Nam, vừa mang những nét đặc trưng riêng của vùng sông nước của miền núi Lạng Sơn, đây lại là loại hình tín ngưỡng rất độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn[4].

Sơn La

Người dân vùng Tây Bắc truyền tai nhau câu chuyện mang đầy màu sắc thần bí về một con rắn hổ chúa dài tới hơn 4m, đen sì bỗng dưng tìm đến ở tại nhà dân ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Sơn La do hoảng sơ, gia chủ đã lập miếu cho rắn ở và ngày chăm bẵm, phụng thờ hết sức tôn nghiêm, thành kính. Nhiều người từ rất nhiều nơi tìm về Tông Lạnh mong được "diện kiến bà chúa rắn" để thỏa chí tò mò và xì xụp hương khói mong bà phù hộ. Sự mê muội, hiếu kỳ của cả ngàn người ấy không những khiến đời sống của người dân ở xã miền núi này xáo động, miếu nơi "bà chúa" đang "ngự" nằm ngay trong sân nhà. Người dân tự đặt bát nhang, hương hoa la liệt, khói hương nghi ngút cả một góc sân.

Nhân chứng kể lại con rắn hổ mang to cỡ cổ chân người, nặng 4,2 kg xuất hiện tại nhà nhưng không gây hại, sau khi được thả, thì đúng một năm sau nó lại xuất hiện Mọi người cho rằn nó là rắn thiêng, "rắn thần". So với thời gian trước đó, con rắn này nặng hơn gần 1 kg (5 kg) và dài hơn 4m. Đầu có hình chữ thập màu vàng, thân đen, cách 7 cm lại có một vòng nhỏ màu trắng. Gia đình liên xây miếu cho mãng xà trú chân, ai cũng tôn kính gọi ngài là "bà rắn" hay "bà chúa rắn". Tuy vậy nhiều người dân địa phương cũng biết đó là một con rắn chúa bình thường, chính quyền cũng khẳng định, đó chỉ là một con rắn bình thường, không có chuyện gì to tát, thần bí như nhiều người đồn thổi, người dân nghe theo những ma mị nên mới hiếu kỳ kéo đến xem[5].

Thái Nguyên

Thái Nguyên có câu chuyện thần bí về "Hang máng lợn" có nhiều rắn nên không ai dám vào và chuyện về bầy rắn trong kho tiền "Hang máng lợn" nằm ở xã Trung Lương, huyện Định Hóa. Trước đây hang chính là nơi cất giấu của Kho bạc Nhà nước. Người dân cho rằng có bầy rắn ngự luôn canh giữ kho tiền Kể từ khi kho bạc được rời đi, người dân nơi đây đã vào bên trong để khám phá những điều mà họ vẫn cho là rất bí hiểm của nơi cất giữ tiền. Có câu chuyện về ái chết bí ẩn của 5 mẹ con đã chết trong hang nhưng chắc chắn là không phải do rắn cắn. Còn chuyện những nơi có người chết, theo tâm linh của người dân thì đó thường là nơi thiêng liêng, ở trong hang có nhiều rắn vì đó là khu rừng rậm rạp, có nước nên thường ẩm ướt là nơi cư trú của nhiều loài rắn, có cả những loại rắn độc. Chính vì thế mà ít người dám vào trong hang[6].

Quảng Ninh

Quảng Ninh có ngôi miếu thờ Thần Rắn gắn với các truyền thuyết. Tại Hoành Bồ, với người dân Hoành Bồ, rắn không phải là một loài vật thông thường. Rắn đã có trong truyền thuyết và nhẹ nhàng đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân. Thậm chí người Hoành Bồ còn lập ba ngôi miếu thờ loài vật linh thiêng này. Nơi sơn thủy hữu tình, ngôi miếu nhỏ tựa lưng vào núi, mặt quay ra con suối nước chảy rì rào. Bóng cây si già ngả xuống mặt hồ yên ả. Gọi là ngôi miếu nhưng thực chất nơi thờ cúng ông rắn lại là một cái hang nhỏ.

Trong hang, hương vẫn nghi ngút. Đây không phải miếu thờ ba ông rắn. Chính xác đây là miếu ông Cộc, một trong ba ông rắn được người dân tôn lập đền thờ. Vì có công giúp nhiều người dân trong vùng nên được sắc phong Đệ Nhị Long Vương Thượng Đẳng Thần. Và Vị thần núi Mằn, cha đẻ của ba ông Rắn, nguồn cơn của những câu chuyện liêu trai, kì bí. Sở dĩ có ngôi miếu này là bởi ẩn chứa sau nó là một truyền thuyết về mối tình của người con gái đẹp nhất Hoành Bồ với vị thần của núi Mằn[7].

Miếu ông Dài là một trong 3 vị Thần Rắn ở Hoành Bồ và gắn với truyền thuyết người gái họ Hoàng ướm phải đã mang thai bọc trứng nở ra ba con rắn khổng lồ nhìn rất hung dữ, ba ông Rắn thiêng được người dân lập đền thờ chính là 3 vị Thủy thần. Cách miếu ông Cộc, miếu ông Dài cũng nằm ngay cạnh dòng sông xã Thống Nhất. Ông Dài được phân chia cai quản một đoạn sông dài, mênh mông sóng nước. Sự tích miếu ông Cộc, ông Loang, ông Dài cũng giải thích một quy luật tự nhiên của dòng sông ngầm, xuyên qua các dãy núi, giải thích về quy luật dòng sông chảy ngược, quy luật về dòng thủy lưu[8].

Bắc Giang

Bắc Giang có tin đồn về việc rắn thần xuất hiện tại thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang khiến người dân ở đây xáo trộn cuộc sống. Một con rắn màu vàng xuất hiện, dâng làng lập bàn thờ. Khoảng 10 ngày sau, con rắn chết, họ còn dành hẳn một khu để thờ cúng. Nhiều người khẳng định đây là con rắn nước. Vì quá mê tín, một số người ở huyện Tân Sơn đã tự tôn con rắn lạ thành "thần" và kéo theo hàng loạt xáo trộn, thậm chí là mất trật tự trị an ở địa phương. Nhiều người vượt 50–70 km tới để tận mắt xem rắn thần. Rất nhiều người dân và khách thập phương nghe tin đồn đến xem rắn đều khẳng định đó là rắn nước, không có gì đặc biệt nhưng con rắn chết được thờ cúng như "thần thánh"[9].

Về sắc vàng của rắn thần, hiện nay tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn nuôi cá thể trăn đột biến có màu sắc vàng:

Bắc Ninh

Người dân khắp nơi kéo đến ngôi đền thờ Thái sư Lê Văn ThịnhBắc Ninh để chiêm bái pho tượng đá tạc hình rắn khổng lồ trong miếu Xà Thần, bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn. Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng, bức tượng này được ghi song song hai tên: rồng đá và xà thần, có quan điểm tượng mô tả một con rắn. Điều này cũng tương đồng với một số ý kiến cho rằng tại đền thờ một vị quan thì không thể có rồng, nó là rắn thần, là xà thần thời Lý, có hình dáng là rắn rất rõ nét[10][11].

Hà Nội

Rắn lục sừng Phan xin phan là loài rắn duy nhất ở Việt Nam cho đến nay có sừng trên đầu

Ở làng Kính Nỗ, xã Uy Nỗ huyện Đông Anh, Hà Nội, người dân còn xây một ngôi miếu thờ Rắn Thần có mào. Người dân nơi đây đều sợ hãi, cung kính thờ Thần Rắn rất trang trọng. Do người làng Kính Nỗ bắt được con rắn màu xám to bằng bắp tay, trên đầu có cái mào đỏ chót như mào gà, khâu miệng rắn lại rồi đem ra chợ bán, nhưng thợ rắn chẳng dám mua. Nhìn cái mào đỏ chót trên đầu, họ đều bỏ chạy, theo họ, rắn có mào là rắn đã thành tinh, rất linh thiêng, nên không dám mua.

Người dân đã xây miếu thờ Rắn Thần ở ngay gốc cây đa Trong miếu thờ Rắn Thần có mào ở Đông Anh luôn có trứng gà. Hàng ngày nhân dân thờ cúng, đặt trứng gà, món ăn yêu thích của Thần Rắn vào trong miếu. Hiện ở Việt Nam, có một loài rắn duy nhất có sừng đó là rắn lục sừng Fansipan (Trimeresurus cornutus) thuộc họ Viperidae. Tuy nhiên, chiếc sừng của nó không phải nhú từ trong đầu ra mà hình thành từ lớp vẩy dầy trên hai mí mắt của chúng[12]. Ngoài ra dân làng Vạn Phúc, huyện Hà Đông, Hà Nội xôn xao tin đồn "thần xà" nhập vào người dân, họ tin vào chuyện "nhập thần" tới mức tổ chức cúng trứng sống, con rất linh đình[9].

Nam Định

Rắn lục Pit Viper ở vườn quốc gia Bạch Mã được ghi nhận là loài rắn có sắc xanh

Còn có sự kiện cặp vợ chồng rắn thần xuất hiện ở Nam Định. Gia đình một người ở xóm Phố, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản thấy đôi rắn ở cây đa. Sự việc thu hút rất đông người dân đến khấn vái, tạ lễ. Họ còn tự xưng hai con rắn lạ này là "vợ chồng", cứ mỗi buổi trưa, hai con rắn lạ trên lại lên ngọn cây đa cổ thụ trong ngôi miếu thờ Đức Khổng Tử để hóng mát[9]. Nam Định còn có câu chuyện Bạch xà xuất hiện trên ngai vua Trần. "Ông rắn" dài khoảng 1,8m, màu trắng, đường kính chỗ to nhất khoảng 3 cm, thân màu trắng, có một vạch màu sẫm xanh và sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ.

Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng. Từ khi có tin "thần Bạch xà" xuất hiện, ngôi đền vốn đã có tiếng linh thiêng lại càng thu hút nhiều du khách đổ về với sự tò mò và tấm lòng thành kính. Ngày "ông rắn" xuất hiện chính là ngày diễn ra chợ Viềng hàng năm. Thấy chuyện lạ, người dân đến lễ càng đông, ai cũng kính cẩn dâng hương. Rắn trắng xuất hiện và chỉ bò xung quanh bốn ngai thờ của bốn vị vua đầu tiên của triều Trần nhưng chủ yếu là ngự trên ngai của Trần Nhân Tông.

Hiện tượng rắn trắng xuất hiện tại đền Trần là một điều hi hữu, gây xôn xao dư luận trong suốt nhiều năm. Nhiều người cho rằng, rắn trắng cũng chỉ là do bị biến đổi gen. Rắn trắng xuất hiện ở đền Trần cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, do xung quanh đền có nhiều rắn. Những năm gần đây đền xây dựng nhiều hạng mục, nên rắn không có chỗ ở, chúng có thể chui vào sống trong đền Trần. Rắn trắng xuất hiện trên ngai vua Trần có thể là sự tình cờ[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục thờ rắn ở Việt Nam theo tỉnh thành http://vtc.vn/nhung-chuyen-dung-toc-gay-quanh-ngoi... http://vtc.vn/bi-an-ran-khong-lo-o-quang-ninh-ba-l... http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/di-tim-cha-de-cua-... http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/chiem-bai-ran-khon... http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/giai-ma-chuyen-chu... http://vtc.vn/ran-khong-lo-giu-kho-bau-trong-hang-... https://web.archive.org/web/20170709062540/http://... https://web.archive.org/web/20190228065730/http://... https://web.archive.org/web/20170703170148/http://... https://web.archive.org/web/20170608051457/http://...